Đầu tháng 9, Công ty CP Đầu tư và Thương mại Satori chính thức khánh thành nhà máy sản xuất nước, gia tăng cạnh tranh trong phân khúc nước uống đóng chai.
Theo số liệu khảo sát của Euromonitor, thị trường nước đóng chai Việt Nam vài năm trước thì nước tinh lọc chỉ chiếm 5,1% trong khi trà đóng chai chiếm tới hơn 41%, theo sau là nước năng lượng với gần 17%, nước không Carbonates gần 15%… Đến nay, dù thị trường xáo trộn tuy nhiên, không khó để nhận ra các loại nước trà, sản phẩm năng lượng vẫn áp đảo thị trường, trong đó một doanh nghiệp Việt Nam đang dẫn đầu thị trường.
Nước tinh khiết hay nước đóng chai vốn dĩ là sản phẩm cực kỳ thiết yếu với nhu cầu mỗi người. Tuy nhiên, trái với thị trường trà đóng chai, hiện nay, thị trường nước uống đóng chai đa phần nằm trong tay các ông lớn như Coca Cola, Pepsi, Nestle.. với đủ loại thương hiệu khác nhau. Trong khoảng vài năm trở lại đây, doanh nghiệp nội trong lĩnh vực này phần lớn đều bị “thâu tóm” bởi các ông lớn với tiềm lực tài chính hùng mạnh.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Statista, doanh thu thị trường nước đóng chai tại Việt Nam đạt 449 triệu USD trong năm 2018, và thị trường này được kì vọng tăng trưởng kép hằng năm (CARG) ở mức 12,5% trong những năm 2018-2021.
Doanh thu thị trường nước đóng chai ở Việt Nam qua các năm. Nguồn: Statista
Ngoài thương hiệu lớn, trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu nước uống nội địa nổi tiếng khác, và cũng có một số thương hiệu gia đình, thậm chí có một số sản phẩm nhái các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng. Với nhu cầu nước uống đóng chai ngày một tăng lên, số thương hiệu mới gia nhập thị trường cũng tăng lên là điều dễ hiểu, nhưng điều đáng quan ngại là chất lượng của các loại nước uống đóng chai tự phát này.
Một chuyên gia kinh tế từng cho biết rằng nươc lọc đóng chai thường mang lại lợi nhuận cao hơn các ngành sản xuất khác, tuy nhiên chất lượng là điều khó kiểm chứng, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng, ví dụ như máy móc khử khuẩn không đảm báo chỉ có thể loại bỏ phần nào vi khuẩn trong nước, đặc biệt là vi khuẩn E.coli.
Đại diện Satori cho biết, bên cạnh việc nghiên cứu và đầu tư công nghệ hiện đại, nhà máy Satori luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu đầu vào đến khâu thành phẩm với việc áp dụng 8 bước tinh lọc nước sạch với màng siêu lọc UF (Ultra Filtration) nhỏ đến 0,01 micron và hệ thống thẩm thấu ngược RO (Reverse Osmosis) đến từ Nhật Bản.
Việc xuất hiện thêm một doanh nghiệp nội đủ sức, có sự đầu tư nghiêm túc và chú trọng vào chất lượng, sức khoẻ người dùng tham gia vào thị trường nước suối cho thấy phân khúc này còn rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Theo Nhịp Cầu Đầu Tư.